PHƯƠNG PHÁP ĐẶT BÀN THỜ CÚNG

Trong tín ngưỡng thờ cúng có tín ngưỡng thờ gia tiên, tín ngưỡng thờ Thần Tài, thờ Phật… mỗi loại hình tín ngưỡng có một cách thiết lập bàn thờ, thờ cúng khác nhau.

Ngoài bàn thờ gia tiên ở chính ngôi nhà chính, còn có nhiều bàn thờ khác nhau như bàn thờ  Thổ Công (Thổ Địa), bàn thờ Thánh Sư , bàn thờ bà Cô ông Mãnh, bàn thờ  Thần Tài, bàn thờ Tiền Chủ, bàn thờ  Thiên … Gia đình theo đạo Phật còn có bàn thờ Phật.

Những người có căn đồng có bàn thờ Chư Vị , hoặc lập hẳn một ngôi điện tại một gian nhà riêng để thờ. Nhiều gia đình còn lập bàn thờ Quan Trần Triều (Hưng Đạo Vương  Trần Quốc Tuấn) để ma quỷ sợ uy thần không dám vãng lai phá quấy.

  1. Cách thiết lập bàn thờ Gia Tiên

Việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng Gia Tiên là sự tôn kính, biết ơn đối với các thế hệ trước, là tình yêu và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự như ý.

Hướng bàn thờ phải đặt ở vị trí Cát và quay về hướng  tốt như sinh khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị.

+ Hướng Nam: là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.

+ Hướng Tây: hợp với sự đối đãi của âm, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa

– Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau: xanh, vàng, đỏ, trắng, da cam tượng trưng cho ngũ phúc.

+ Trường Thọ: sống lâu và có phúc thọ luôn bên mình

+Phú quý: giàu có, địa vị cao được người khác tôn kính

+ Khang Ninh: sức khỏe tốt, tâm thần bình an

+ Hảo Đức: làm việc thiện, tích luỹ ân đức rộng rãi

+Thiện chung: luôn tâm thanh thản cho đến khi nhắm mắt xuôi tay

  1. Cách thiết lập bàn thờ Thần Tài

Theo tín ngưỡng dân 威而鋼
gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nhất là những gia đình làm nghề kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần Tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc.

Thần tài và các vị tài tinh đều thuộc dòng Tiên Thánh, nên đồ thờ cần nhất là thanh nhã, thuần chất. Nên dùng lư hương đồng, đèn ống sáng trắng, đồ lễ chủ yếu là hương hoa, phẩm quả tươi, thiên về vị ngọt, màu vàng.

  1. Cách thiết lập bàn thờ Phật

Trọng tâm của đạo Phật là phát huy trí tuệ để thấu rõ nhân quả nghiệp báo, duyên sinh cùng các nguyên lý vận hành của thân, tâm và thế giới đồng thời tự thân nỗ lực chuyển hóa ba nghiệp thanh tịnh. Sự diệt khổ hay thành tựu an lạc, hạnh phúc trong đời sống của người Phật tử hoàn toàn dựa trên tinh tấn tu học của bản thân và không hề lệ thuộc vào sự chi phối của thánh thần hay các thế lực siêu nhiên.

Sau khi đã quy y, người Phật tử chỉ duy nhất nương tựa vào Tam Bảo (Chư Phật, Chánh Pháp, Chư Tăng). Nhờ ánh sáng Tam Bảo mà mỗi người con Phật nhận ra phương pháp, con đường để tùy duyên thực tập, chuyển hóa thân tâm. “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi/ Như Lai chỉ là bậc thầy chỉ đường” là phương châm tu học của tất cả những người con Phật.

Tin Phật đúng nghĩa là tin tưởng vào khả năng giác ngộ và năng lực chuyển hóa của bản thân mình. Thực tập sống đạo đức, tin nhân quả nghiệp báo, mở rộng lòng từ, tịnh hóa thân tâm và nhất là phát huy tuệ giác của chánh kiến để loại trừ mê tín, tà kiến nhằm xây dựng đời sống văn minh, an lạc.

* Cách thức thờ Phật, cúng Phật

Sự thờ cúng trong đạo Phật là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo gương sáng. Sự tôn sùng, ngưỡng mộ biểu hiện trong sự thờ, lạy và cúng Phật.

– Thờ Phật: Phật là những bậc đã dày công tu luyện phước đức và trí tuệ, cho nên hoàn toàn sáng suốt và có đầy đủ đức hạnh cao quý. Các Ngài đã dùng đức và trí ấy để dẫn dắt chúng sinh ra ngoài biển khổ luôn hồi và mang đến sự sáng suốt an vui. Ở Đức Phật hội tụ ba đức tính căn bản: toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân. Đức Phật là một bậc siêu phàm xuất chúng, có những lời dạy quý báu, những cử chỉ cao thượng, những hành động sáng suốt, một đời sống gương mẫu.

Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài để được sáng lây, thơm lây (chứ không phải với mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa hay che chở cho chúng ta).

Đức Phật nào cũng có nghĩa vô lượng quang, vô lượng thọ bao la cùng khắp và công đức tu hành phước trí vô lượng vô biên, nên hễ thờ một Đức Phật là thờ tất cả các Đức Phật.

+ Nếu tu về “Tịnh Độ Tông”, chuyên về pháp môn trì danh niệm Phật để cầu vãng sanh thì thờ đức Phật Adida

+Nếu muốn thờ tất cả Phật trong ba đời thì thờ Đức Phật Thích Ca – Adida – Di Lặc (gọi là thờ Tam Thế Phật)

Cúng Phật: nghĩa là cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Cúng dường có nghĩa là cung cấp cà nuôi dưỡng. Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật, có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật.

+ Về sự: muốn cúng Phật đúng nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, quả tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

+ Về phương diện lý: phải dùng năm món diệu hương để cúng Phật như sau:

– Giới hương: phải trì giới cho trang nghiêm, thanh tịnh

– Định hương: chúng ta phải cố gắng tập định tĩnh tâm hồn đừng để cho những ý nghĩ, hành động xấu xa xâm chiếm tâm hồn và làm cho chúng ta phải loạn động.

– Huệ hương: huệ hương cúng Phật là lúc nào cũng phải lưu tâm vào ba món sáng tỏ: VĂN HUỆ, TƯ HUỆ, TU HUỆ. Văn Huệ là lắng nghe lời giáo huấn quý báu của Chư Phật và Thánh, Hiền Tăng. Tư Huệ là đem những lời quý báu nói trên ra suy xét, nghiền ngẫm. Tu Huệ là quyết tâm thực hành những điều mình cho là phải, trừ bỏ những điều mình cho là trái, thực hiện đúng giáo lý của Đức Phật.

– Giải thoát hương: là quyết tâm phá trừ ngã chấp, nguồn gốc của bao sự đau khổ luôn hồi.

– Giải thoát tri kiến hương

* Cúng dường Pháp Bảo: Pháp bảo là các pháp của Phật đã giảng dạy.

* Cúng dường Tăng Bảo: Chư Tăng là người thay Phật truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta.

Việc thắp nhang, lạy Phật chỉ là tỏ lòng tôn kính, nhớ ơn Ngài đã dạy cho chúng ta biết vô minh là nguồn gốc của khổ đau và tu để đi đến giải thoát, đạt đến sự an lạc, vĩnh cửu. Còn việc tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, trì chú công phu hàng ngày ấy mới là tu tập, cốt để sửa tâm tính chúng ta ngày càng tinh tấn theo lời Phật dạy.

       10 điều cần biết về bàn thờ Phật tại gia

  1. Các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.
  2. Theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
  3. Với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông. Trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm.
  4. Có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ. Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật. Tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.
  5. Đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.
  6. Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.
  7. Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.
  8. Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập. Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường. Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.
  9. Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó. Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.

Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.

Nguồn: Sưu tầm

Trả lời