Ngũ Phương Phật còn có tên gọi khác là Ngũ Thiền Định Phật, Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật hay đơn giản là Ngũ Phật. Đây là tên gọi để chỉ năm vị chư Phật trong Mật Tông Phái, lấy Đại Nhật Như Lai tức Phật Thích Ca Mâu Ni làm tôn chủ và có sự phân biệt giữa Ngũ Phật giới Thai Tạng và Ngũ Phật giới Kim Cương. Ngũ Phật là đại diện cho 5 tính cách của con người, cũng chỉ ra năm khía cạnh của thực tại khi được tịnh hóa, biến những chuyển biến cảm xúc, biểu hiện tiêu cực thành những phẩm hạnh và đức tính tịch cực.
Ngũ Phương Phật là 5 vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng:
– Đạt Nhật Như Lai (Tỳ Nô Giá Na Như Lai)
– A Súc Bệ Như Lai
– Bảo Sanh Như Lai
– A Di Đà Như Lai
– Bất Không Thành Tựu Như Lai
Ngũ Phật hay Năm bộ giác ngộ là thực tại đã hoàn thiện của sáu căn, sáu thức, sáu trần, năm uẩn và năm đại. Năm vị Phật cũng tương ứng với năm loại trí tuệ lần lượt là pháp giới thể tính trí, đại viên cảnh trí, bình đẳng tính trí, diệu quan sát trí và thành sở tác trí.
Ngũ Phương Phật tượng trưng cho:
Năm phương: Đông – Tây – Nam – Bắc – Trung Tâm;
Năm bộ: Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ , Kim Cang Bộ, Nghiệp Bộ, Phật Bộ;
Năm sắc: Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen
Năm uẩn:
– Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairochana) còn gọi là Đại Nhật Như Lai, ở trung tâm, đức Tì Lô Giá Na tượng trưng Sắc uẩn và cũng là Pháp giới thể tính trí.
– Đông phương là Phật Bất Động hay A Súc Bệ, tượng trưng Thức uẩn đã chuyển thành Đại viên cảnh trí.
– Nam phương là Phật Bảo Sinh, tượng trưng Thọ uẩn đã chuyển thành Bình đẳng tính trí.
– Tây phương là Phật A Di Đà, tượng trưng Tưởng uẩn đã chuyển thành Diệu quan sát trí.
– Bắc phương là Phật Bất Không Thành Tựu, tượng trưng Hành uẩn đã chuyển thành Thành sở tác trí.
Reviews
There are no reviews yet.