MANDALA – BIỂU TRƯNG CHO THÂN VÀ TÂM CỦA ĐỨC PHẬT
Mandala (mạn-đà-la hay mạn-đồ-la) xuất phát từ chữ gốc “manda” có nghĩa là “tinh túy” và hậu tố “la” được thêm vào sau này, có nghĩa là “chứa đựng”. Do đó, Mandala có ý nghĩa là chứa đựng sự tinh túy.
Mandala thường được gọi với cái tên thuần Việt là Mạn-đà-la. Đây là một biểu tượng tinh thần trong Ấn Độ giáo và Phật giáo. Mạn-đà-la là biểu tượng cho hình ảnh của vũ trụ với thế giới bên ngoài và bên trong.
Từ Mandala bắt nguồn từ tiếng Phạn – một ngôn ngữ của người Ấn Độ cổ xưa, có ý nghĩa là “vòng tròn”. Tuy nhiên, xét theo Phật giáo và Ấn Độ giáo thì vòng tròn lại chính là một biểu tượng cực kỳ tuyệt diệu, nó không có điểm bắt đầu cũng như không hề có điểm kết thúc.
Mandala xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 TCN và du nhập vào Tây tạng vào thế kỷ thứ 7 SCN. Có ghi chép cho rằng: Mạn-đà-la được lấy ý tưởng từ ngọn núi lửa Meru của Ấn Độ. Một ngọn núi linh thiêng được gọi là trung tâm và được bao bọc bởi bảy ngọn núi nhỏ trong một vòng tròn đồng tâm. Có ba cõi bên trong mandala là: Arupyadhatu – Vô sắc giới, Rupudhatu – Sắc giới, và Kamadhatu – Dục giới.
Về bản chất, Mandala là một hình vuông với bốn cổng nhỏ chứa một điểm trung tâm là hình tròn. Đôi khi, bạn cũng có thể thấy vài trường hợp vòng tròn nằm ngay phía ngoài chứ không phải hình vuông. Những hình này thường được tìm thấy trong các họa tiết Mandala cổ, thế nhưng ngày nay, Mandala lại có nhiều biến thể khá đa dạng.
Các họa tiết như hoa văn hình học, bông hoa, các vị đức Phật… là những biến thể thường thấy của Mandala.
PHÂN LOẠI MANDALA
Có 2 loại mandala chính là Thai tạng giới mandala (Garbha-dhatu) và Kim cương giới mandala (Vajra-dhatu).
– Thai tạng giới biểu hiện vũ trụ về mặt lý tính và lòng từ bi vĩ đại của chư Phật.
– Kim cương giới biểu hiện cho trí tuệ hoàn hảo của năm vị Phật tối cao của Tây Tạng (Five Tathagatas).
BIỂU TƯỢNG MANDALA
Trong đạo Phật, Mạn đà la thể hiện những khía cạnh khác nhau của giáo dục và truyền thống Phật giáo. Đây là một phần làm cho việc tạo Mandala trở thành một hành động thiêng liêng, vì khi họ làm việc, các nhà sư đang truyền dạy giáo lý của Đức Phật.
Mạn-đà-la thường tượng trưng cho một cung điện được đặt ở vị trí trung tâm, có bốn cổng theo 4 hướng và nằm trong vài lớp vòng tròn tạo thành hàng rào bảo vệ xung quanh nó.
Bên ngoài cung điện có nhiều vòng tròn đồng tâm. Vòng ngoài cùng thường được trang trí bằng cách làm cong cách điệu giống như một vòng lửa. Mỗi lớp vòng tròn tượng trưng cho chất lượng tâm linh, quá trình biến đổi phải trải qua các bước trước khi có thể tiến vào lãnh thổ thiêng liêng ở trung tâm.
Vòng tròn tiếp theo bên trong là các hình tượng Phật giáo như sấm sét, kim cương, bánh xe (biểu tượng của Bát Chánh Đạo) thể hiện sự mạnh mẽ, trí tuệ và bất diệt. Tiếp theo là một vòng tròn gồm tám nghĩa địa, đại diện cho tám khía cạnh ràng buộc một người vào chu kỳ tái sinh. Cuối cùng, vòng trong cùng được từ cây sen, biểu hiện sự tái sinh tôn giáo.
Cấu trúc hình vuông ở giữa mandala là cung điện cho các vị Phật hoặc Bồ tát cư trú, một ngôi đền chứa sự tinh túy của Đức Phật. Ngôi đền vuông có bốn cổng tượng trưng cho một loạt các ý tưởng bao gồm:
- – Tứ vô lượng tâm: Từ-Bi-Hỷ-Xả
- – Bốn hướng: Nam, Bắc, Đông và Tây
Trong cung điện vuông hoặc đền thờ là hình ảnh của các vị Phật, thường là năm vị Phật vĩ đại trong Phật giáo Kim Cương Thừa (Ngũ Trí Như Lai). Biểu tượng của các vị Phật này rất phong phú, và mỗi một vị Phật đại diện cho một hướng (trung tâm, nam, bắc, đông và tây), yếu tố vũ trụ (như hình thức và ý thức), nguyên tố vật chất (đất, không khí, nước và lửa) và một loại trí tuệ đặc biệt.
Mỗi vị Phật tượng trưng cho một khả năng vượt qua các rào cản để hướng đến sự giác ngộ. Ở trung tâm của mạn đà la là hình ảnh của vị Phật chính, tượng trưng cho hạt giống hoặc trung tâm của vũ trụ.
Trong một số hình tượng khác, Mạn-đà-la có thể đại diện cho một vị thần đặc biệt hoặc thậm chí là một nhóm các vị thần. Trong những trường hợp này, vị thần chính được đặt ở trung tâm của mandala, trong khi các vị thần khác được đặt xung quanh. Vị thần chính được coi là cốt lỗi và các vị thần thứ cấp được xem như là biểu hiện của sức mạnh của vị thần đó.
Ý NGHĨA MANDALA
CÔNG DỤNG CỦA MANDALA
Theo kinh điển Phật giáo, mạn-đà-la được tạo ra nhằm mục đích truyền năng lượng tích cực đến môi trường và cho những người xem chúng. Chúng được cho là có khả năng thanh lọc và chữa bệnh.
- – Thanh lọc môi trường nhiều Âm khí, Tà khí;
- – Cải thiện khí lưu thông trong phòng làm việc của người lãnh đạo, giúp có sức khoẻ tốt và sáng suốt hơn khi ra quyết định. Tăng thêm uy tín cho lãnh đạo, trợ giúp sự thăng tiến cho người sếp.
- – Hạn chế phát tác của các vong trú ngụ trong nhà vì được cảm hóa bởi năng lượng của Đức Phật và các thần linh trong tranh.
- – Hạn chế tác hại của trường năng lượng máy tính, máy điều hoà nhiệt độ, TV, điện thoại di động v.v… ảnh hưởng đến trường hào quang của cơ thể con người.
- – Tranh Mandala là pháp khí linh thiêng trong Phật Giáo và Ấn Độ Giáo, giúp bảo vệ sự sáng suốt và bình an cho con người.
- – Ở phương Tây, trong tâm lý trị liệu, Mandala được sử dụng như một phương pháp để chữa lành tinh thần.
Reviews
There are no reviews yet.