CHUÔNG KIM CANG
Chuông Kim Cang là pháp khí âm nhạc phổ biến nhất, không thể thiếu trong nghi lễ Mật thừa, mỗi khi âm thanh chuông vang lên khiến rung động không gian, xua tan phiền não, ma quỷ. Dưới phương diện nghi thức, chuông Kim Cang là một cặp với Chày Kim Cang.
Chuông Kim Cang hay còn gọi là chuông pháp, cán cầm của nó bằng một nửa chày Kim Cang, một nửa còn lại có thân hình là một chiếc chuông tương đối lớn, hai hình đó hợp lại thành vẻ đẹp của chuông pháp. Dưới phương diện nghi thức, Chuông Kim Cang là một cặp với Chày Kim Cang.
CẤU TẠO CHUÔNG KIM CANG
Chuông Kim Cang có cấu tạo gồm ba phần tương đương với tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới
– Chốt Kim Cương
– Khuân diện
– Bầu chuông
Ý NGHĨA CỦA CHUÔNG KIM CANG
Cấu tạo ba phần của chuông Kim Cang tương đương với tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cấu tạo hình chuông với phần bên trong rỗng không thể hiện ý nghĩa cả Tam giới đều cần nương vào tính Không. Khi tiếng chuông vang lên cũng đồng nghĩa với việc mang tới lời cảnh tỉnh “Tất cả đều là khổ, không vô thường và không vô ngã” cho chúng sinh Tam giới.
CÁCH SỬ DỤNG CHÀY VÀ CHUÔNG KIM CANG
Chày Kim Cang được coi là biểu tượng cho lòng từ bi của các chư Phật. Chày Kim Cang tuân theo nguyên lý phụ tính. Trong khi đó Chày Kim Cang biểu trưng cho tính trí tuệ và tuân theo nguyên lý mẫu tính.
Khi muốn đạt tới thành tựu Đại Giác ngộ, nguyên lý phụ mẫu tính này cần phải được kết hợp lại. Khi kết hợp lại, chày Kim Cang được quán tưởng là tâm Phật. Trong khi đó chuông Kim Cang lại được quán tưởng là xác thân Phật, còn âm thanh chuông phát ra là Kim khẩu Phật khi đang thuyết Pháp.
Trong quá trình thực hiện các nghi lễ hay khi trì tụng, Chày Kim Cang được cầm ở tay phải và chỉ xuống phía dưới. Chuông được cầm trong tay trái và thường hướng lên phía trên. Hai pháp khí này chuyển động trong những khế ấn tôn kính. Đôi khi hành giả có thể bắt chéo hai cổ tay và đưa lên trước ngực. Khế ấn bắt chéo này biểu trưng cho sự hợp nhất giữa nguyên lý phụ tính và mẫu tính.
Reviews
There are no reviews yet.