ĐỨC KIM CƯƠNG THƯỢNG SƯ LIÊN HOA SINH
Kim Cương Thượng sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), còn được biết đến với danh xưng Guru Rinpoche hay Padmakara. “Padma” là một từ trong tiếng Phạn. Nó được giữ nguyên trong tiếng Tạng và mang nghĩa là “bông hoa sen”. “Sambhava” nghĩa là “sinh ra từ”. Danh hiệu thông thường của Đức Liên Hoa Sinh trong Tạng ngữ là “Pema Jungney”, được dịch từ chữ “Padmakara” – danh hiệu tiếng Phạn của Ngài, nghĩa là “sinh ra từ bông hoa sen”.
Đức Liên Hoa Sanh (Kim Cang Thượng Sư) có thể đến từ Uddiyana, nằm ở thung lũng Swat ở miền Bắc Pakistan (một số ý kiến khác cho rằng ông được sinh ra ở Oyiyana, Tây Bắc Ấn Độ). Ông đến Tây Tạng dưới thời trị vì của Hoàng Đế Trisong Detsen, (742 đến 797).
Trong triều đại vua Trisong Detsen, Đức Liên Hoa Sanh đã giúp thành lập tu viện Phật giáo đầu tiên của nước này ở Samye và ông được coi là người sáng lập ra trường phái Nyingma, trường phái lâu đời nhất trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng.
Kim Cương Thượng sư Liên Hoa Sinh là Đại thành tựu giả tu chứng hiện thế ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 8. Kinh điển dạy rằng Ngài cùng Đức Phật Thích Ca và Đức Quan Âm là đồng một thể. Chính Đức Phật Thích Ca đã từng huyền ký sau khi nhập Niết bàn khoảng một nghìn năm, Ngài sẽ hoá thân trở lại trong hình tướng của Thượng sư Liên Hoa Sinh.
BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỨC LIÊN HOA SINH
Ngoài vai trò lịch sử của mình, Đức Liên Hoa Sanh là một biểu tượng của sự giác ngộ trong các giáo lý Dzogchen của dòng truyền thừa Nyingma, và hình ảnh của ông thường được hình dung như một đối tượng của thiền định.
Ông được cho là đã có tám biểu hiện, bao gồm cả hình thức hòa bình và tức giận. Ví dụ, ông cưỡi trên một con hổ mang thai trong hình dạng quyết liệt của Dorje Drolo, mà ông cho là để đưa các vị thần địa phương và người giám hộ của Bhutan dưới sự kiểm soát của ông.
Trong nghệ thuật Tây Tạng, Đức Liên Hoa Sanh được mô tả trong tám khía cạnh:
– Pema Gyalpo (Padmaraja) của Uddiyana, Hoàng tử Hoa Sen. Ông được miêu tả là một hoàng tử trẻ.
– Lo-den Chokse (Sthiramati) của Kashmir, Thanh thiếu niên thông minh, đánh trống và giữ một cái hộp sọ.
– Sakya-seng-ge (Bhikshu Sakyasimha) của Bodh Gaya, Sư tử của Sakyas, được miêu tả như một tu sĩ được phong chức.
– Nyima O-zer (Suryabhasa) của Cina, Sun Yoga Yogi, chỉ mặc một chiếc thắt lưng và giữ một tam giác chỉ vào mặt trời.
– Seng-ge Dra-dok (Vadishimha): của Đại học Nalanda, Sư tử của Debate. Ông thường là màu xanh đậm và giữ một dorje trong một tay và một con bọ cạp.
– Pema Jung-ne (Padmasambhava) của Zahor, mặc áo nhà sư và cầm bát hộp sọ.
– Pemakara của Tây Tạng, người sáng tạo Hoa sen, ngồi trên hoa sen, mặc áo choàng sư Tây Tạng và đôi ủng của Tây Tạng. Ông cầm một Kim Cương trong tay phải và hộp sọ trong tay trái.
– Dorje Dro-lo của Bhutan là một biểu hiện phẫn nộ được gọi là “Diamond Guts”.
TÁM HÓA THÂN CỦA ĐỨC LIÊN HOA SINH
1.Guru Tsokye Dorje – Đạo Sư Hồ Sinh Kim Cương
Một trong những điểm đặc biệt trong hình tướng an bình này của Guru Rinpoche là Ngài cầm chày kim cương ở ngực. Ở vùng Tây Bắc xứ Oddiyana, trên một hòn đảo giữa hồ Dhanakosha, ân phước gia trì của tất cả chư Phật mang hình tướng của một bông sen nhiều màu sắc.
Với lòng bi mẫn trước khổ đau của hữu tình chúng sinh, từ tim, Phật Vô Lượng Quang phóng chày kim cương vàng, đánh dấu bằng chủng tự HRIH, giáng xuống bông sen nở. Bông hoa biến thành một đứa bé tám tuổi vô cùng đẹp đẽ.
Khi Guru Rinpoche sinh ra trong bông sen giữa hồ nước, chư Không Hành Nữ cầu khẩn đến Ngài từ sâu thẳm trái tim và tiếng gọi của chư vị tự nhiên trở thành thần chú Kim Cương Thượng Sư.
Đó là tâm chú của Ngài, sinh lực của Ngài, tinh túy tâm yếu của Ngài và trì tụng thần chú này chính là cầu khẩn đến Ngài. Ngài được biết đến là Tsokye Dorje – Hồ Sinh Kim Cương.
2.Guru Shakya Sengé – Đạo Sư Thích Ca Sư Tử
Trong hình tướng này, Ngài là một vị Phật đắp y áo tu sĩ, cầm bát khất thực trong tay trái và chày kim cương trong tay phải.
Tại Kim Cương Tòa ở Bồ Đề Đạo Tràng, Guru Rinpoche đã hiển bày các thần thông, thừa nhận rằng Ngài là một vị Phật tự hóa hiện. Mặc dù là một vị Phật hoàn toàn giác ngộ, Ngài xuất hiện trong hình tướng Hóa thân để điều phục và giảng dạy chúng sinh trong thời đại này.
Vì lợi lạc của họ, Ngài hành xử như thể đang thọ nhận giáo lý, hoàn thành các Pháp tu và trải qua nhiều giai đoạn chứng ngộ tâm linh khác nhau, từng bước một.
Ngài đã thọ giới xuất gia từ Đại Sư Prabhahasti ở Zahor và được ban danh hiệu Shakya Senge – Thích Ca Sư Tử.
3.Guru Nyima Özer – Đạo Sư Nhật Quang
Guru Rinpoche hiển bày là vô số thành tựu giả vĩ đại, chẳng hạn Saroruha – vị đạo sư phát lộ Mật điển Hevajra – cũng như Saraha, Dombi Heruka, Virupa và Krishnacharin. Đạo Sư Nhật Quang liên quan đến nhiều kinh nghiệm và chứng ngộ tâm linh huyền bí.
Ngài du hành rộng khắp, viếng thăm tám nghĩa địa vĩ đại, 32 địa điểm năng lực chính yếu, các vùng đất hoang dã và thậm chí những thành phố.
Đạo Sư Nhật Quang khám phá ra những bí mật trong cấu trúc bên trong của thân-tâm nhờ kiến thức trực tiếp về khí, minh điểm và kinh mạch (Lung, Thigle và Tsa), điều chín muồi cùng với sự chứng ngộ trí tuệ nguyên sơ. Mọi kinh nghiệm đều được phản ánh trong ba yếu tố mang tính động lực này.
Tại các nghĩa địa như Kuladzokpa – Hoàn Thiện Trong Thân, Ngài giảng dạy Mật Pháp cho chư Không Hành Nữ và khiến các tinh linh bên ngoài và trong trở thành những vị bảo vệ Giáo Pháp. Khi ấy, Ngài được biết đến là Nyima Ozer – Nhật Quang.
4.Guru Padmasambhava – Đạo Sư Liên Hoa Sinh
Hóa hiện thứ tư là Đạo Sư Liên Hoa Sinh. Ngài là một phần trong sự liên tục của các hoạt động giác ngộ. Hóa hiện này liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng tiêu cực thành các hình tướng an bình và bi mẫn hơn, phát triển năng lực và hiển bày sự thúc giục bên trong của Đạo Sư Liên Hoa Sinh, tâm yếu của từ và bi.
Trong hình tướng này, Ngài ngồi trên bông sen, khoác ba y của một tu sĩ, bên trong Ngài mặc một chiếc áo màu xanh dương. Ngài cầm vương trượng kim cương của tình yêu thương từ ái bên tay phải và bát sọ của trí tuệ sáng suốt của Yogi bên tay trái. Ngài có một chĩa ba đặc biệt gọi là Khatvanga của một vị Yogi lang thang.
5.Guru Loden Choksé – Đạo Sư Thánh Chủng Trí
Guru Rinpoche sẽ làm chủ một giáo lý ngay trong lần đầu tiên tiếp cận. Ngài có linh kiến về chư Bổn tôn mà không cần phải thực hành.
Đạt cấp độ Trì Minh Vương đầu tiên, trạng thái của ‘cấp độ Trì Minh Vương trưởng thành’ hay ‘Trì Minh Vương với nghiệp còn sót lại’, Ngài được biết đến là Loden Chokse – Thánh Chủng Trí.
6.Guru Pema Gyalpo – Đạo Sư Liên Hoa Vương
Trong hình tướng này, Guru Rinpoche là một hoàng tử trẻ trung với chân trái co vào trong và chân phải duỗi ra, ngự trên bông sen, sẵn sàng hành động. Tay phải Ngài chơi trống damaru và tay trái cầm một chiếc gương.
Guru Rinpoche ở Oddiyana trong mười ba năm để thuyết giảng, nhờ đó, đức vua, hoàng hậu và nhiều vị khác đạt chứng ngộ và đắc thân cầu vồng. Khi ấy, Ngài được biết đến là Pema Gyalpo – Liên Hoa Vương.
7.Guru Sengé Dradrok – Đạo Sư Sư Tử Hống
Guru Rinpoche thách đấu và đánh bại năm trăm vị nắm giữ tà kiến trong cuộc tranh luận ở Bồ Đề Đạo Tràng. Ngài đảo ngược tà thuật của họ bằng sự hỗ trợ của một Mật chú phẫn nộ mà Không Hành Nữ mặt sư tử – Marajita đã trao cho Ngài.
Đạo Sư Sư Tử Hống điều phục các năng lượng phi lý của tà thuật, lời nguyền & bùa mê, tiêu trừ các điềm xấu, ác mộng hay bất cứ điều gì tương tự. Ở Orissa, Ngài phá hủy một Lingam bằng tia chớp từ đầu ngón tay, chấm dứt việc hiến tế động vật ở vùng đó. Ngài biểu tượng cho sức mạnh vô hiệu hóa cả chúng sinh hữu hình và vô hình và đẩy lùi thiên tai.
Sự hiển bày phẫn nộ của Đạo Sư Sư Tử Hống hoàn toàn dựa trên tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho mọi hữu tình chúng sinh. Ngài được biết đến là Senge Dradok – Sư Tử Hống.
8.Guru Dorje Drolö – Đạo Sư Kim Cương Drolo
Guru Rinpoche trong hình tướng phẫn nộ là để điều phục ma quỷ và tinh linh của Tây Tạng và khiến vùng đất trải qua niềm đại lạc. Ngài ngời sáng một cách phẫn nộ với sức mạnh dữ dội, thân tướng nâu sậm, cầm chày kim cương và dao Phổ Ba, hai chân nhảy múa trên một con hổ cái.
Tại mười ba địa điểm khác nhau được gọi là Hang Hổ, Taktsang, Guru Rinpoche hiển bày trong ‘hình tướng cực phẫn nộ của trí tuệ cuồng’, trói buộc các tinh linh thế gian bằng lời thề bảo vệ các kho tàng Terma và phụng sự Giáo Pháp. Khi ấy, Ngài được biết đến là Dorje Drolo – Kim Cương Cực Phẫn Nộ.
CHÂN NGÔN CỦA ĐỨC LIÊN HOA SINH
OM AH HUNG VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUNG
OM AH HUNG là tinh túy vi diệu của các nguyên lý của thân, khẩu, tâm giác ngộ
VAJRA là tinh túy vi diệu của Kim cương bộ
GURU là tinh túy vi diệu của Bảo bộ
PEMA là tinh túy vi diệu của Liên hoa bộ
SIDDHI là tinh túy vi diệu của Nghiệp bộ
HUNG là tinh túy vi diệu của Phật bộ
OM AH HUNG VAJRA GURU PEMA SIDDHI HUNG
OM là sự huy hoàng và đủ đầy viên mãn của Báo thân
AH là sự viên mãn hoàn toàn bất biến của Pháp thân, hiện thân của thực tại tuyệt đối
HUNG làm viên mãn hiện tướng hóa thân của Thượng Sư Liên Hoa Sinh
VAJRA làm viên mãn tất cả các Bản tôn Heruka của các Mandala
GURU là Căn bản Thượng Sư và các Thượng Sư truyền trao quán đỉnh và các bậc trì minh
PEMA viên mãn thánh chúng Daka và Dakini
SIDDHI là sinh lực của tất cả các bản tôn tài bảo và các vị canh giữa tàng thư giáo pháp
HUNG là sinh lực của các vị Bản tôn Hộ pháp
Reviews
There are no reviews yet.