NĂM GIÁC QUAN CÚNG DƯỜNG (NGŨ DIỆU DỤC)
Trong Phật giáo Tạng truyền, ngũ diệu dục là năm loại cúng vật dâng lên cho thần tướng thiện và đại sư các đời, khiến cho con người cảm thấy vui vẻ, sảng khoái, có thể hấp dẫn hoặc khiến năm giác quan mê đắm:
– Sắc: ham muốn sắc đẹp của thế gian
– Thanh: ham muốn âm thanh
– Hương: ham muốn mùi hương thơm
– Vị: ham muốn những thức ăn ngon
– Xúc: ham muốn những xúc chạm
Trong Mật Tông Tây Tạng dùng gương, đàn hoặc chiêng, ốc biển đựng đầy hương thơm, hoa quả, vải lụa để biểu thị tương ứng cho năm giác quan là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Trong đó, gương trở thành vật tượng trưng cho sắc thức, chính bởi vì bản chất của nó là không, phản ánh của nó không có sự đánh giá vạn vật.
1. GƯƠNG BÁU – PHẢN ÁNH TẤT CẢ HƯ VÔ
Trong Phật giáo, gương tượng trưng cho sự hoàn mỹ của không và tịnh thức, trong nó không chỉ có một vật, lại có thể phản ánh một cách chính xác vạn vật trong thế gian, mà chịu bất cứ ảnh hưởng nào của hình tượng trong gương, thể hiện rõ ngoại tướng của tất cả vạn vật không phải tồn tại vĩnh hằng, mà là hư vô. Uy Quang Thiên Nữ (Prabhavati) dâng chiếc gương báu không tỳ vết trong sáng rạng rỡ tinh khiết lên cho Phật Đà. Vì thế mà gương báu đã trở thành vật tượng trưng cho tâm bồ đề, gương báu phản ánh sự hoàn thiện sự vật, không có một chút chướng ngại và sai khác nào.
Đặc điểm của gương báu:
– Cán gương: bao quanh là các dải lụa đang bay
– Viền gương: có sắc vàng trang trí xung quanh
– Bệ gương: đa phần có cánh đài hoa sen
– Mặt gương: hầu hết có hình tròn, trên có năm vòng tròn nhỏ, tượng trưng cho năm trí tuệ của Phật ngũ phương, có thể chuyển hoa tất cả hư tướng bên ngoài thành trí tuệ
2. ĐÀN TỲ BÀ – TƯỢNG TRƯNG CHO TÍNH KHÔNG
Trong Phật giáo, đàn tỳ bà thường được dùng để tấu âm nhạc cúng dàng chư Phật Bồ Tát. Phật Đà cũng từng chọn lúc thư thái mới có thể tấu được nhạc hay tỉ dụ cho sự tu hành. Mượn phương tiện này để tu tập “tâm từ, tâm bi và tâm bồ đề”, và loại trí năng này để học “các pháp nhằm mục đích hiểu sâu tính không”. Hai thứ này cùng vận hành kết hợp với nhau, từ thực thể đến thực tu, có thể trừ bỏ được mọi phiền não, chướng ngại, từ đó chứng được tính không “vô trụ niết bàn”.
Đặc điểm của đàn tỳ bà:
– Đầu đàn: thường được điêu khắc hình đầu con chim nhạc hoặc đầu chim cánh vàng, phía trên có các nút điều chỉnh âm thanh
– Bụng đàn: hình quả lê hoặc hình hồ lô
– Thân đàn: thường có 4 dây hoặc 5 dây, hầu hết là sợi tơ
3. DẢI LỤA (KHATA)
Dải lụa xuất hiện rất nhiều trong các pháp khí cầm tay của các vị Bản tôn trong Phật giáo Tạng truyền, đặc biệt nó là lễ khí được sử dụng trong nghi thức. Trên các loại binh khí như mũi tên, trượng, cờ đều có trang trí tơ lụa nhiều màu, thường có năm màu đó là trắng, xanh lam, vàng, đỏ, xanh lục, ứng thuận với Ngũ Phật, được sử dụng trong các nghi thức khác nhau:
– Dải lụa màu trắng được dùng trong nghi thức cầu an
– Dải lụa màu vàng được dùng trong nghi thức tăng trưởng và chiêu tài
– Dải lụa màu đỏ được dùng trong nghi thức mời thần và giáng trừ
– Dải lụa màu xanh lam dùng trong các hoạt động mạnh bạo và sợ hãi
– Dải lụa màu xanh lục được dùng trong các hoạt động thông thường với tất cả các mục đích
– Dải lụa màu đen chỉ được sử dụng trong nghi thức giáng thần hoặc đáng sợ nhất. Trong một vài nghi thức, nó tượng trưng cho sự phá hủy triệt để toàn bộ các ma chướng và cừu địch.
4. ỐC BIỂN (SHANKHA) – ĐẠI BIỂU CHO “PHẬT NGỮ”
Ốc biển từ xưa đã là một loại nhạc khí trong các nghi thức của Phật giáo, còn gọi là pháp loa, vỏ to mà dày cứng, khi thổi âm thanh van cao kéo dài, có sức xuyên thấu rất mạnh. Dùng làm pháp khí cầm tay, ốc biển thường được cầm trong tay các vị thần linh, trôn ốc của ốc biển tự nhiên thường xoáy về bên trái, ốc biển trắng xoáy phải (chakravatna) do rất hiếm thấy nên được xem là vật cát tường trong các nghi thức của Phật giáo. Trong chiến tranh Ấn Độ cổ, tiếng kêu phát ra từ ốc biển khổng lồ có thể dùng để tuyên cáo thắng lợi, thần Hộ pháp Ấn Độ cổ dùng nó làm biểu tượng, tượng trưng cho cát tường hòa thuận, bình an hạnh phúc. Ốc biển trắng xoáy phải còn do âm thanh của nó truyền được rất xa, tương truyền có thể trước khi Phật Tổ đăng đàn, dùng để thông báo với các đệ tử, khiến họ trở về đúng vị trí của mình, im lặng lắng nghe thuyết pháp. Vì thế mà trong Phật giáo thời kỳ đầu, ốc biển được xem là vật tượng trưng để tuyên giảng giáo nghĩa Phật giáo, tượng trưng cho Phật Đà hướng đến mười phương hoằng truyền Phật pháp không chút sợ hãi.
Hướng đặt ốc biển: Đặt vuông góc, làm vật cầm tay, biểu thị dùng tâm của Phật pháp hàng phục ngoại đạo. Miệng ốc hướng lên trên, là vật chứa hương cúng, bên trong đựng hương liệu thể lỏng.
Reviews
There are no reviews yet.