Khăn Khata của người Tây Tạng là biểu tượng của lòng tôn kính,tri ân,là biểu tượng của thần lực gia trì. Khăn thường dùng để dâng cúng các bậc cao Tăng, nhân viên cao cấp. Ðôi khi vị cao tăng nhận khăn rồi dùng khăn tặng lại cho đệ tử, xem như Khăn Thiêng có công năng bảo trì đệ tử.
Quan niệm rằng càng nhiều những chiếc khăn đã ban phước thì càng nhiều may mắn.
KHĂN KHATA (KHĂN BAN PHƯỚC)
Khăn Khata là một tấm lụa mỏng hình chữ nhật, gồm 5 màu trắng, đỏ, vàng, xanh lam và xanh nước biển dài từ ba thước đến hơn trượng – một vật dụng bày tỏ sự tôn kính trong Phật giáo Tây Tạng. Màu sắc và độ dài của Khata có thể thay đổi tùy theo thân phận của người được nhận, địa vị càng tôn kính thì Khata càng dài.
Khata màu trắng tượng trưng cho sự thuần khuyết, cao thượng “Ngoài ra những khăn mầu khác tượng trưng cho ngũ hành tương sinh mọi người có thể tùy chọn theo sở thích hoặc bản mệnh của mình”
– Màu trắng: tương ứng với bản mệnh Kim
– Màu đỏ: tương ứng với bản mệnh Hỏa
– Màu xanh lam: tương ứng bản mệnh Thủy
– Màu vàng: tương ứng bản mệnh Thổ
– Màu xanh lá: tương ứng với bản mệnh Mộc
Trên khăn Khata được thêu hình Bát cát tường “Khi các biểu tượng cát tường này xuất hiện tại bất kỳ nơi nào thì nơi đó trở thành sự gia trì hoàn hảo. Tám tướng cát tường khi được vẽ kết hợp lại với nhau thành một tổng thể được gọi là trí tuệ Bản Lai, chính là hóa thân Phật dưới hình thức biểu tượng cát tường để ban gia trì lợi ích chúng sinh”.
1. Dù báu – đầu của Đức Phật
Dù báu tượng trưng cho phần đầu của Đức Phật. Phât giáo dùng hình tượng chiếc dù để tượng trưng cho sự ngăn ngừa ma chướng, bảo vệ Phật pháp, mang ý “tự do mở rộng, che chở chúng sinh”
2. Cá vàng – mắt của Đức Phật
Cá vàng tượng trưng cho đôi mắt của Đức Phật. Cá vàng trong tranh Bát Bảo Cát Tường có khác biệt so với loại cá vàng ta vẫn thấy, đây là một loại cá sông có râu dài, còn gọi là cá cao nguyên. Tương truyền loại cá vàng này “vây màu lục ngọc, đôi mắt phát quang, mềm mại vô cùng, diệt trừ vô minh, thể hiện trí tuệ”
3. Hoa sen – lưỡi của Đức Phật
Hoa sen tượng trưng cho phần lưỡi của Đức Phật. Khi Phật Đà thuyết pháp, người ngự trên tòa sen, bàn tay Ngài “mở rộng như cánh sen”, bởi vậy trên những bức bích họa, thang-kar của Phật giáo Tây Tạng, lòng bàn tay của Thích Ca Mâu Ni đều được tô màu đỏ hồng.
4. Bảo bình – cổ họng của Đức Phật
Bảo bình tượng trưng cho phần cổ họng của Đức Phật. Hình dạng của bảo bình cũng tượng tự như bình vàng rút thăm của phái Gelug (Cách Lỗ). Bình vàng dùng để bốc thăm lựa chọn linh đồng chuyển thế, còn bảo bình dùng để chứa đựng muôn vạn cam lồ, vô vàn nghiệp thiện và trí tuệ, mãn nguyện cho mọi ước vọng của chúng sinh.
5, Vỏ ốc – lời nói của Đức Phật
Vỏ ốc biển tượng trưng cho lời nói của Đức Phật. Những vỏ ốc xoáy sang bên phải từng được sử dụng như quân hiệu trên chiến trường cổ đại. Sau khi Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng, vỏ ốc đã trở thành pháp loa, đã được sử dụng như pháp khí của Phật giáo từ hơn 2000 năm trước.
6. Nút thắt may mắn – ý của Đức Phật
Nút thắt may mắn tượng trưng cho ý của Đức Phật. Nút thắt may mắn được đan thành các hình thoi đan xen, theo cách giải thích của Phật giáo, nút thắt này mang ngụ ý rằng nếu đi theo Đức Phật, sẽ thu hoạch được những châu báu trí tuệ và giác ngộ từ trong biển cả sinh tồn.
7. Lọng báu – thân của Đức Phật
Lọng báu tượng trưng cho thân thể của Đức Phật. Chiếc lọng có hình trụ tròn, vốn là một loại quân kỳ dùng cho quân đội Ấn Độ cổ đại, khi đánh thắng kẻ địch, sẽ giơ cao chiếc lọng để tượng trưng cho chiến thắng. Về sau vật dụng này được Phật giáo sử dụng.
8. Kim luân – chân của Đức Phật
Kim luân tượng trưng cho chân của Đức Phật. Kim luân (bánh xe vàng) tượng trưng cho Phật pháp, có thể tổ hợp với bảy báu vật còn lại, cũng có thể đứng độc lập, hoặc kết hợp với hình tượng lân hình thành tổ hợp tường lân pháp luân.
Reviews
There are no reviews yet.