BÁT THUỴ CÚNG PHẨM TỔNG HỢP
Theo quyển “Luật Kinh Căn Bản Luật” và “Chánh Pháp Niệm Xử Kinh” có nói tác dụng của Bát Thụy : cúng dường, đắc vô lượng cát tường công đức.
Bát thụy cúng phẩm cũng giống như bát thụy tướng, tám bảo vật này có trước thời kì Phật Giáo, và cũng được tiếp nhận ngay từ thời kì Phật Giáo mới bắt đầu.
Bát thụy đại diện cho tổ hợp 8 món tượng trưng để cúng dường Phật Đà, tượng trưng cho Bát Chánh Đạo của Phật ( Chánh Kiến, Chánh Tư, Chánh Ngộ, Chánh Nghiệp, Chánh Mệnh, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định ) , sau đó trong Kim Cang Thừa Phật Giáo cũng được gọi là Bát Đại Cúng Dường Thiên Nữ. Trong đó bao gồm : Bảo Kính, Hoàng Đơn, Toan Nãi ( sữa chua ), Trường Thọ Thảo ( cỏ trường thọ ) , Mộc Qua, Hữu Chuyển Hải Loa ( Hải loa xoáy phải ) , Chu Sa, Giới Tử ( rau cải ).
Bảo Kính: Uy Quang Thiên Nữ đã cúng dường Phật Thích Ca 1 chiếc kính sáng chói vô cùng đẹp đẽ, tượng trưng cho sự giác ngộ thấu triệt, sự xác quyết rõ ràng cho việc trì giới cũng như tư tưởng đúng đắn trong tất cả các kiếp trước. Bảo Kính đại diện cho sự phân tích chính xác – Chánh Tư, vì nó có thể soi chiếu chính xác vạn vật, không có sai lệch, phiến diện. Phật đã gia trì kính để biến nó thành Cát Tường Minh Kính ( vô chướng trí năng sở thanh tịnh pháp môn ) , để cho chúng sinh xa rời vô minh, đắc minh tri huệ năng. Đại viên kính trí trong Phật Pháp chính là lấy kính để thể hiện trí huệ, vạn vật như ý trong thế giới.
Hoàng Đơn: Cát tường hoàng đơn là do Địa Thần Cát Tường Nữ và Tinh Vương Bà La Môn dâng cúng Phật Tổ, biểu thị hưng vượng sự nghiệp Phật Giáo. Hoàng Đơn đại diện Chánh Niệm, vì nó có thể trị được bệnh ngu si, bệnh này là căn nguyên của hết thảy thống khổ.
Toan Nãi: Sữa chua là do Thiện Hộ Thí Chủ và Mỹ Sinh Nông Nữ cúng dường Phật Thích Ca khi Ngài ngồi thiền ở gốc cây Bồ Đề, Phật gia trì thành Cát Tường Bơ. Sữa chua tượng trưng Chánh Mệnh, vì trong nó không có tạp chất, cũng không làm tổn hại tới bất kỳ sinh linh nào. Biểu thị tiêu trừ tam độc, tinh thông Chánh Kiến.
Trường Thọ Thảo: Trường Thọ Thảo là thánh vật cúng dường của Cách Đạt Bà La Môn và người bán cỏ Cát Tường, Phật Tổ gia trì thành Cát Tường Trường Thọ Thảo ( cỏ cát tường trường thọ ). Trường Thọ Thảo tượng trưng cho trường thọ và kiên nhẫn, thể hiện cho sự kiên trì trong tu trì Phật Pháp – Chánh Tinh Tấn. Cát Tường Trường Thọ Thảo biểu thị khả năng đoạn tất cả căn nguyên của Luân Hồi phiền não, để đạt được vô tử sinh mệnh.
Mộc Qua: Mộc Qua là do Phạm Thiên cúng dường Phật Thích Ca, thành tựu nhất thiết thiện hạnh – Chánh Nghiệp. Đại diện cho ý nghĩa đắc quả vị Phật.
Hữu Chuyển Hải Loa: Cát Tường Hữu Chuyển Hải Loa là do Đế Thích Thiên cúng dường Phật Tổ, thỉnh cầu Phật Tổ chuyển Tam Thừa Học Pháp Luân, thể hiện sự hưng thịnh của Tam Học Sự Nghiệp
Chu Sa: Cát Tường Chu Sa là do Tinh Tượng Sư Quỷ Túc Thần Bà La Môn cúng dường Phật, thể hiện Chánh Định ( cảnh giới tâm đạt tới Tam Ma Địa Thiền Định ). Ý nghĩa của chu sa trong nghi lễ cũng rất quan trọng. Màu đỏ tượng trưng cho quyền lợi. Trong Kim Cang Thừa Phật Giáo, màu đỏ thường dùng cho Nữ Thần Tài Phúc và Hàng Ma. Bột chu sa cũng được dùng để làm Mandala cát.
Giới tử (Rau cải): Cát Tường Bạch Giới Tử ( rau cải trắng cát tường ) là do Kim Cang Thủ Bồ Tát cúng dường Phật, nó có khả năng chiến thắng ma địch, biểu thị ý nghĩa giáng phục yêu ma ác thần.
Reviews
There are no reviews yet.